Một buổi tối không vướng bận công việc, tôi lang thang trên youtube, thấy video đề xuất cảnh đánh bắt thủy sản gần bờ của ngư dân Bình Định ở kênh “ Khoai lang thang”. Tôi ấn vào xem, đơn giản vì muốn nghe giọng nói và hiểu hơn đời sống của người dân quê tôi.
1,2 phút video trôi qua, tôi cười nhẹ khi nghe giọng nói quen thuộc của xứ nẫu, cái giọng cao vút không lẫn vào đâu được. Phút thứ 5,7 lòng tôi bắt đầu chùn lại khi thấy mẻ lưới đầu tiên của ngư dân sau 4 tiếng ra khơi đa số là rác, hộp mì tôm, bịch niloong, lưới vụn,.. và nhiều thứ nhựa nhỏ nhỏ nữa. Bới mẻ lưới mà thật ra đa số là rác đó, họ thu được 3,4 lạng tôm nhỏ xíu dãy đành đành, thêm 4,5 lạng tôm to như ngón tay cái.
Nó khác xa với những vùng biển xanh, sạch tôi từng đến.
Và 1 buổi tối khác, tôi xem video con hải cẩu bị sợi dây quấn vào thân, giống như bạn buộc thun vào tóc. Nó may mắn được người bảo tồn động vật cứu giúp, thoát khỏi cái chết từ từ và đầy đau đớn do 1 sợi dây nhỏ như dây rút bạn thường sử dụng.
Rồi tôi lại nghĩ đến chính mình, tiêu chí du lịch biển của tôi là sạch và một chút hoang sơ. Vậy mà giờ đây, một vùng đại dương cách bờ vài trăm hải lý lại đầy rác như vậy. Thử hỏi, rác đó từ đâu đến? Có thể từ đất liền, sinh hoạt của người dân, khách du lịch và một phần từ ngư dân đánh bắt cá.
Chắc bạn thắc mắc, sao mà đồ nhựa có thể tồn tại lâu như vậy, trôi ra tận vài trăm km?. Có thể bạn chưa biết, nhựa tồn tại hơn 500 năm, tính sơ sơ cũng bằng 7 đời người đó bạn. Tôi không dám chắc đến đời con cháu của chúng ta, các bạn ấy được thấy biển đẹp, xanh như tôi đang thấy hiện giờ không?
Đã rất nhiều lần tôi dùng bịch nilong ở những nơi tôi đến, từ bịch đựng trái cây, bánh kẹo, hải sản. Tất nhiên tôi vứt vào thùng rác nhưng ở đảo, đa số họ đốt hoặc chôn lấp chứ không có nhà máy xử lý rác chuyên nghiệp như đất liền. Và trong số nilong còn sót lại, chúng lại trôi ra biển.
Khi viết những dòng này, tôi thấy mình có lỗi với môi trường. Thích du lịch nơi xanh, sạch vậy mà tới đó, tôi vẫn dùng túi nilong đựng trái cây, bánh ngọt,…, rồi biết đâu đó, các bịch trôi nổi ngoài kia, có những bịch do chính tôi bỏ ra. Chắc chắn hành trang du lịch của tôi sau này có thêm vài túi vải thay cho túi nhựa từ người bán.
Có những thứ nhỏ xíu như nắp chai, vòng khoen, ly trà sữa, ống hút, túi nhựa nhưng giết chết 1 con vật. Những hình này chắc bạn thấy nhiều trên mạng xã hội.
Rồi thời điểm này, thực hiện cách ly xã hội, tôi thường đặt đồ ăn giao tận nhà. Rau quả tôi đựng trong rổ và trả bịch nilong lại người bán, đồ tươi sống thì đành đựng trong túi nhựa.
Dù biết rằng dùng túi nhựa có lỗi với môi trường nhưng thời điểm này không còn cách nào khác.
Hiện nay, mọi người tập trung vào thông tin covid nhiều hơn môi trường vì nó là đại dịch, ảnh hưởng tới sức khỏe, kinh tế, đời sống của tất cả mọi người. Nhưng sau đợt dịch, rác thải nhựa sẽ nhiều hơn gấp bội và các cô chú môi trường làm việc nhiều hơn để xử lý hết số rác thải đó.
Mong cuộc sống sớm quay về với hoạt động thường ngày, kinh tế khôi phục và cùng chung tay hành động vì môi trường, nói không với túi nhựa dùng 1 lần.
———
Đặng Thị Như Hà – Giám đốc công ty Dagiaco – chủ sáng lập tinh dầu tràm Dagiafa
Sài Gòn, ngày 16/4/2020
Real fantastic information can be found on web site.Money from blog